Xây dựng mô hình ”Chợ đêm trên mây” nhằm tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ngày 25/8 vừa qua, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã kết hợp với Viện nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN để khai giảng khóa tập huấn bán hàng trực tuyến, livestream lần thứ 3. Cùng với đó là xây dựng triển khai thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây”. Với mục đích giúp hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là một phương pháp hay giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế tiếp xúc giữa mọi người. Theo kế hoạch, mô hình ”Chợ đêm trên mây” sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian 20 giờ 30 phút các ngày thứ 6 trong tuần.

Bán online các mặt hàng OCOP

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, sau thành công của hai lớp tập huấn trực tuyến bán hàng online, livestream, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội tiếp tục có thông báo chiêu sinh cho khoá học thứ 3. Lớp tập huấn vẫn sẽ hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả các chủ thể.

Việc tập huấn nhằm chuyển tải tới các chủ thể OCOP nội dung chuyên sâu về phương thức, kỹ năng bán hàng online. Livestream để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Các phương pháp bán hàng này, vừa tiết kiệm được thời gian; vừa hạn chế được tiếp xúc nơi đông người. Góp phần phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Các mặt hàng OCOP sẽ được bán online
Các mặt hàng OCOP sẽ được bán online

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng, cấp sao trong Chương trình OCOP. Khi tham gia khóa học được giảng viên Viện nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN. Hỗ trợ phổ biến kiến thức bán hàng trực tuyến.

Ông Nguyễn Văn Chí cho biết, cùng với việc khai giảng khoá tập huấn thứ 3 về bán hàng online, livestream, đơn vị đang xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm “Chợ đêm trên mây”. Mô hình nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; có cơ hội thực hành sau khi kết thúc khoá học trực tuyến miễn phí.

Mô hình thí điểm “Chợ đêm trên mây”

“Chợ đêm trên mây” cũng sẽ là dịp để các chủ thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền tiêu thụ nội bộ. Tiêu thụ chéo giữa các nhóm hàng hoá của nhau. Đồng thời, giới thiệu và bán sản phẩm đến khách mời tham dự các sự kiện tiêu thụ online; tổ chức vào tối thứ 6 hàng tuần…”, ông Chí thông tin thêm.

Để bảo đảm hiệu quả cho mô hình thí điểm “Chợ đêm trên mây”, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội yêu cầu các chủ thể khi tham gia phải có hồ sơ đầy đủ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn chứng minh chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, có bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật; về chất lượng sản phẩm bán ra tại phiên chợ.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Trong phiên “Chợ đêm trên mây”, giá bán các sản phẩm cũng sẽ được các chủ thể ưu đãi. Để khuyến khích khách hàng và khách mời kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn. Mục tiêu cốt lõi mà phiên chợ hướng đến là “Sản phẩm thật – Giá trị thật – Giao dịch thật”.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Hiện Văn phòng đã tổng hợp đăng ký của 30/30 quận, huyện, thị xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với 2.349 sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Thuộc các nhóm hàng: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ; trang trí, ngành vải, may mặc và dịch vụ du lịch nông thôn… Trong đó, năm 2021 có 547 sản phẩm đăng ký đánh giá phân loại.

Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết, UBND thành phố giao chỉ tiêu tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP theo đúng quy định, phấn đấu có khoảng 400 sản phẩm đạt từ 3 sau trở lên và 10 sản phẩm tiềm năng 5 sao tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp quốc gia. Phát triển mới 30-40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, hướng dẫn, hỗ trợ 1.054 sản phẩm/255 chủ thể đã được thành phố phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng cấp thành phố tham gia các hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm