Thay đổi quyền lợi BHYT trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh

Bảo hiểm y tế từ lâu đã được đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo sức khỏe của toàn dân theo kế hoạch của nhà nước. Mỗi lúc ốm đau bệnh tật, người có bảo hiểm y tế có thể được hỗ trợ một phần nào đó nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế. Trong lúc dịch bệnh ngày nay, bảo hiểm y tế thực sự rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và điều kiện khám chữa bệnh của mỗi người. Trong thời điểm giãn cách xã hội, quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đã có một số thay đổi như trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

BHXH Việt Nam đảm bảo quyền lợi của người dân trong mùa dịch khi tham gia BHYT

Theo đó, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh. BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH công an nhân dân khẩn trương. Phối hợp với Sở Y tế để sửa đổi, bổ sung. Và hoàn thiện hợp đồng KCB BHYT. Phù hợp với tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại mỗi địa phương, đơn vị. BHXH Việt Nam lưu ý tuyệt đối không để người bệnh phải tự chi trả chi phí KCB. Thuộc phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT. Theo quy định trong quá trình KCB tại cơ sở y tế.

công tác khám chữa bệnh trong thời gian giãn cách
Khám chữa bệnh trong mùa dịch

Đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. BHXH tỉnh cần thông báo và hướng dẫn. Để người bệnh BHYT được KCB tại cơ sở KCB thuận lợi nhất trên địa bàn. Việc KCB này không phân biệt nơi đăng ký KCB ban đầu, được hưởng quyền lợi như các trường hợp KCB đúng tuyến. Các cơ quan này phối hợp với cơ sở KCB thực hiện chuyển tuyến người bệnh theo yêu cầu chuyên môn. Và khả năng tiếp nhận của tuyến trên.

Bảo hiểm y tế không phân biệt nơi khám và chữa bệnh ban đầu tại thời điểm dịch bệnh Covid – 19

Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới đây đã ban hành Công văn số 2259/BHXH-CSYT về khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Công văn này chính là yêu cầu các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần tạo điều kiện để người bệnh được khám, chữa bệnh tại nơi thuận tiện nhất trên địa bàn, không phân biệt nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Tức là, người dân ở các địa phương này có thể khám, chữa bệnh ở bất cứ bệnh viện nào. Miễn là thuận tiện nhất và vẫn được hưởng quyền lợi về khám, chữa bệnh BHYT như các trường hợp đúng tuyến. Hiện nay, cả nước có rất nhiều địa phương đang phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Bao gồm cả Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Quy định nêu trên được cho là phù hợp với thực tế các địa phương này. Nhằm hạn chế việc di chuyển của người dân. Giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Có thể xin cấp lại ở bất cứ đâu nếu người đóng BHYT làm mất thẻ

Cấp lại thẻ BHYT
Người làm mất thẻ BHYT có thể xin cấp lại

Đây là tinh thần của Quyết định 811/QĐ-BHXH. Vừa được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 16/8/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT…  Theo Quyết định này, BHXH huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại. Đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin theo mẫu BHYT mới. Cho người tham tham gia BHXH ở huyện, tỉnh khác. Trong khi đó trước đây. Tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa từng đề cập đến quy định này.

Như vậy, có thể hiểu giờ đây. Người tham gia BHYT bị mất thẻ, thẻ bị rách, hư hỏng. Có thể đến làm thủ tục đổi lại thẻ (không thay đổi thông tin trên thẻ) tại bất cứ BHXH huyện hay tỉnh nào. Quy định này tạo thuận lợi cho người dân, nhất là trong trường hợp mua thẻ BHYT ở quê nhưng lại đi làm ăn xa. Khi bị mất thẻ phải về quê để làm thủ tục đổi. Trên đây là 2 quyền lợi mới về BHYT mọi người dân cần biết. Cần lưu ý thêm rằng. Quyền lợi đầu tiên chỉ áp dụng trong thời gian đang có dịch Covid-19. Tại các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.