Dịch bệnh, giãn cách xã hội, sống trong khu vực phong tỏa …, có nhiều người rơi vào hoàn cảnh không ngờ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng, thích nghi và thay đổi bản thân sẽ mang lại năng lượng tích cực, có thêm nghị lực để vượt qua mọi khó khăn. Tạp chí Năng lượng Mới chia sẻ một số câu chuyện của những người làm dầu khí trong đại dịch Covid-19.
Về việc để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và vận hành nhà máy liên tục. Nhà máy Đạm Phú Mỹ có những cách thức xử lý vô cùng nhạy bén và nhanh nhẹn. Kịp thời trấn áp dịch và không để lan tỏa trong khu vực. Cùng với việc tiêm ngừa Vacsince đầy đủ cho các kỹ sư. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin trên trong bài viết bên dưới nhé.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ: Giữ vững ‘Nhà máy xanh, kỹ sư xanh’
Đó là quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Một trong những nhà máy sản xuất phân bón lớn và hiện đại nhất nước. Đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát và kéo dài từ tháng 5/2021 đến nay. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên khắp đất nước. Đặc biệt tại các tỉnh thành phía Nam. Trong đó có Nhà máy Đạm Phú Mỹ – thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo).
Nhà máy Đạm Phú Mỹ (tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, Thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu). Nằm cạnh các vùng dịch phức tạp nhất nước hiện nay là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Hầu hết CBCNV nhà máy đang sinh sống tại những địa phương này. Ngay khi dịch mới xảy ra, nhà máy triển khai nhiều biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Tạo thành nhiều vòng, nhiều lớp bảo vệ để đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động, an toàn vận hành sản xuất.
Khi diễn biến dịch phức tạp xảy ra với nhà máy
Khi diễn biến dịch phức tạp. Nhà máy áp dụng làm việc “3 tại chỗ” đối với toàn bộ khối vận hành từ cuối tháng 5 – đầu tháng 6. Vận hành theo chế độ 2 ca 5 kíp, chia thành nhiều zone (vùng), từ zone 0 (vùng lõi) tới zone 1, 2, 3,…
Anh Nguyễn Như Sơn – Trưởng ca nhà máy cho biết, khu cách ly nghiêm ngặt nhất là Zone 0. Tập trung đội ngũ vận hành, công nghệ, được chăm lo chu đáo về ăn ở, sinh hoạt, dụng cụ thể dục thể thao và nhiều tiện ích khác. Anh cho biết thêm, các chế độ chính sách của TCT và Nhà máy đã được thực hiện nhanh chóng như chế độ phụ cấp, tăng khẩu phần ăn,… Bên cạnh đó, 100% anh em vận hành Zone 0 đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine, được xét nghiệm định kỳ thường xuyên và được chăm sóc y tế chu đáo.
Chính nhờ sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Tổng công ty và Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Anh em CBCNV vận hành đã nhanh chóng ổn định, thích nghi với môi trường làm việc tập trung, càng thêm quyết tâm. Đồng lòng cùng nhau giữ vững “vùng xanh” nhà máy, nâng cao ý thức giữ gìn “kỹ sư xanh”. Đảm bảo sản xuất an toàn hiệu quả suốt thời gian qua.
Chia sẻ của PVFCCo
Theo chia sẻ của PVFCCo, chi phí phòng chống dịch và duy trì chế độ làm việc “3 tại chỗ” thời gian qua tại nhà máy lên đến vài chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có những sự hy sinh âm thầm về tình cảm, sức khỏe, tâm lý,… không thể đo đếm. Hiện tại, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Nên PVFCCo sẽ cố gắng duy trì chế độ làm việc này. Đồng thời tăng cường các giải pháp chăm lo cho lực lượng “3 tại chỗ”. Giữ vững “Nhà máy xanh, kỹ sư xanh”.
Tuy nhiên, lãnh đạo PVFCCo trăn trở rằng, làm việc “3 tại chỗ” chỉ là giải pháp tình thế. Không thể kéo dài quá lâu bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người lao động. Đồng thời là gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp. Chính vì thế, PVFCCo mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương tạo điều kiện cho toàn thể CBCNV được tiêm đủ vaccine. Toàn dân đồng lòng thực hiện nghiêm phòng chống dịch để sớm đẩy lùi dịch bệnh. Bỏ giãn cách xã hội để anh em vận hành nhà máy sớm trở về nhà với người thân. Với cuộc sống bình thường.
Thông tin về nhà máy đạm Phú Mỹ
Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một nhà máy sản xuất phân đạm đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1. Thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Nhà máy trực thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo). Có vốn đầu tư 397 triệu USD. Được xây dựng trên diện tích 63 hecta. Sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) để sản xuất amonia và công nghệ của hãng Snamproghetti (Italy). Để sản xuất phân đạm urê (công suất 740.000 tấn/năm).
Đây là công nghệ với dây chuyền khép kín. Đầu vào là khí nguyên liệu, đầu ra là đạm urê và khí amonia lỏng. Nguồn khí nguyên liệu cho nhà máy được cung cấp từ khí đồng hành tại mỏ dầu Bạch Hổ và khí thiên nhiên từ dự án khai thác khí Cửu Long, Nam Côn Sơn tại thềm lục địa Việt Nam. Nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động ngày 22 tháng 9 năm 2004.
Nhà máy gồm có 4 phân xưởng chính là xưởng ammoniac, xưởng urê, xưởng phụ trợ. Xưởng sản phẩm và các phòng/xưởng chức năng khác. Đội ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy đã chủ động đảm đương và vận hành hết các hạng mục công việc. Nnhà máy luôn được vận hành ổn định, đạt 100% công suất thiết kế và số giờ vận hành tiêu chuẩn.