EVN đang gặp khó khăn trong việc giá nguyên liệu đầu vào tăng lên đến 16.000 tỷ đồng

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, giá nhiên liệu đầu vào cao hơn nhiều so với giá bình quân 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than. Chi phí sản xuất và mua điện đã tăng hơn 16.000 tỷ đồng. Đây là mức tăng chi phí mua điện của EVN trong 8 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng mạnh so với cùng kỳ, kể cả giá than và dầu nhập khẩu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cho tiết hơn về thông tin về chi phí sản xuất và mua điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Giá nguyên liệu đầu vào của EVN đang tăng cao

Tháng 7 và 20 ngày đầu tháng 8/2021. Giá nhiên liệu đầu vào mà EVN thực hiện đang cao hơn rất nhiều. Khi đem so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021.

Cụ thể, giá than nhập khẩu bình quân tháng 7 tăng 17,5% so với số liệu bình quân tháng 6/2021. Tăng 51,8% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021. Và tăng 250% so với số liệu bình quân thực hiện năm 2020. Tăng từ 98,8 USD/tấn bình quân 6 tháng đầu năm lên đến 150 USD/tấn bình quân tháng 7/2021. Và 159,7 USD/tấn trong 10 ngày đầu tháng 8/2021. Giá dầu HFSO bình quân tháng 7 tăng 23% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021. Tăng 68,3% so với số liệu thực hiện bình quân năm 2020.

Theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới. Đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. Nếu so với cùng kỳ năm 2020. Thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 tăng tới 16.600 tỷ đồng.

Giá nguyên liệu đầu vào của EVN đang tăng cao
Số liệu đơn giá bình quân của EVN

Dễn biến và xu hướng giá

Đến thời điểm hiện nay, diễn biến giá nhiên liệu thế giới cho thấy xu hướng tăng trong các tháng đầu năm. Tăng cao trong tháng 7-8/2021 và khó dự báo diễn biến giá nhiên liệu trong các tháng cuối năm 2021.

Với tình hình biến động về giá nhiên liệu đầu vào trong 8 tháng đầu năm 2021 như trên. Dẫn đến chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng cao. Bên cạnh đó. Tình hình diễn biến thủy văn của các hồ thủy điện ở phía Bắc đến nay không thuận lợi. Hện đã là cuối tháng 8 – tức là thời điểm cuối mùa lũ chính vụ. Nhưng vẫn chưa có dấu hiệu lũ về các hồ thủy điện. Do vậy, tình hình tài chính của EVN cả năm 2021 được nhận định sẽ có rất nhiều khó khăn.

Khó khăn tình hình tài chính của EVN

Do vậy, EVN dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn về tình hình tài chính trong năm nay. Theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2021 của EVN được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, tập đoàn này dự kiến sản lượng điện sản xuất và mua cả năm nay vào khoảng 253,75 tỷ kWh.

Giá nguyên liệu đầu vào của EVN đang tăng cao
Văn phòng xử lý những vấn đề hành chính của EVN

Trong đó, sản lượng điện bán là 233,679 tỷ kWh và mang về 359.765 tỷ đồng tổng doanh thu, tối thiểu 1.600 tỷ lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập dự kiến cũng dự kiến đạt tối thiểu 1.280 tỷ đồng.

Còn theo kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2025, EVN dự kiến đảm bảo cung ứng điện với tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 8,4-9,1%/năm, tương ứng sản lượng điện thương phẩm toàn quốc năm 2025 đạt 325-335,3 tỷ kWh. Đến năm 2025, tổng doanh thu toàn tập đoàn sẽ đạt 680.000 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh hàng năm đảm bảo hiệu quả và có lãi với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 3%/năm.