Cổ phiếu ngân hàng trong những phiên gần đây liên tiếp sụt giảm, thậm chí vào phiên giao dịch hôm 20/08, đồng loạt 27 mã cổ phiếu ngân hàng đều giảm sâu trên dưới 5% kéo VN – Index mất hơn 45 điểm khi chốt phiên. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng coi đây là thời cơ để mua vào do cổ phiếu đồng loạt mất giá. Vì thế, thanh khoản thị trường trong những phiên cổ phiếu ngân hàng giảm tăng đột biến, đơn cử như trong phiên giao dịch hôm 20/08 đã ghi nhận giá trị thanh khoản cao kỷ lục hơn 47 nghìn tỷ đồng. Một cổ đông của Vietinbank đã mua vào 50 nghìn đơn vị cổ phiếu CTG của ngân hàng này theo giá giao dịch hôm 26/08 là 31.200 đồng/cổ phiếu.
Cổ đông của Vietinbank mua vào 50.000 đơn vị cổ phiếu với giá 31.200 đồng/đơn vị
Giá cổ phiếu CTG đang ở vùng thấp nhất 4 tháng. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán CTG) vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ. Theo đó, bà Trần Thu Huyền, thành viên Hội đồng quản trị VietinBank; đã mua vào 50.000 cổ phiếu CTG hôm 26/8. Sau giao dịch, bà Huyền nắm giữ tổng cộng gần 52.000 cổ phiếu.
Phiên 26/8, CTG đóng cửa tại 31.200 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, ước tính bà Huyền đã chi hơn 1,55 tỷ đồng. Để sở hữu 50 nghìn cổ phiếu. Trên thị trường chứng khoán, CTG là 1 trong những cổ phiếu giảm sâu nhất trong thời gian gần đây. Đặc biệt là sau khi chia cổ tức. Còn nhớ ngày 7/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức của CTG tỷ lệ 29%. Cổ phiếu điều chỉnh về 37.580 đồng. Và tăng lên 39.050 đồng vào cuối phiên.
Tuy nhiên từ đó tới nay, CTG chưa lần nào về lại được mức giá của ngày đầu chia cổ tức, mà liên tục giảm sâu. Thậm chí như ngày 27/8, CTG có lúc lùi về sát 30.000 đồng. Thấp nhất kể từ ngày 27/4 tức là tròn 4 tháng. So với ngày đầu chia cổ tức, CTG đang thấp hơn gần 15%. CTG cũng đang chung xu hướng sụt giảm của hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng. Và chịu áp lực bán ròng của khối ngoại.
Tình hình kinh doanh đầy triển vọng của Vietinbank trong năm 2021
Về hoạt động, trong 6 tháng đầu năm VietinBank báo lãi trước thuế 10.850 tỷ đồng. Tăng trưởng so với cùng kỳ 2020 nhưng lại thấp hơn so với kỳ vọng. Nguyên nhân là do nhà băng này tăng trích lập dự phòng rủi ro. Và cắt giảm mạnh lãi thuần để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Tháng 7 vừa qua, ngân hàng cũng đã thực hiện chi trả cổ tức để tăng vốn. Sau 5 năm chật vật không thể tăng nổi do vướng quy định. Hiện hơn 1 tỷ cổ phiếu được chi trả cổ tức đã về tài khoản của nhà đầu tư và Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho phép VietinBank thay đổi số vốn điều lệ trong giấy phép hoạt động kinh doanh.
Gần đây VietinBank cũng có nhiều thông tin tích cực, bao gồm kế hoạch thoái vốn khỏi 3 công ty con, thu về khoản thặng dư không nhỏ cho năm nay, đồng thời quý 4 có thể ghi nhận một phần phí bảo hiểm trả trước đã ký với Manulife hồi cuối năm 2020. Báo cáo vừa công bố của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng nửa cuối năm 2021 lợi nhuận của VietinBank sẽ cao hơn nửa đầu năm, cả năm sẽ đạt khoảng 24.700 tỷ đồng và năm 2022 sẽ là 27.900 tỷ đồng.