Những khảo sát của Đại học Michigan về tâm lý người tiêu dùng cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, thực tế thì niềm tin của người tiêu dùng có giảm sút nhưng không ảnh hưởng đến giá USD. Thị trường trong nước đóng phiên giao dịch ngày 16/8, giá USD của ngân hàng nhà nước ở mức: 23.153 đồng. So với phiên ngày 13/8, tỷ giá USD tăng nhẹ lên 1 đồng. Trên thị trường thế giới, tỷ giá USD có sự biến động mạnh sau những chính sách của Fed.
Giá USD tăng nhẹ ở thị trường trong nước
USD và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm xuống sau khi kết quả khảo sát niềm tin tiêu dùng sơ bộ của Đại học Michigan đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua vào đầu tháng 8. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam ngày 16/8 với USD ở mức: 23.153 đồng.
- Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 đồng – 23.789 đồng.
- Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào – bán ra: 26.347 đồng – 27.977 đồng.
Tỷ giá USD (mua vào – bán ra):
- Vietcombank: 22.740 đồng – 22.940 đồng
- BIDV: 22.730 đồng – 22.930 đồng
- Eximbank: 22.730 đồng – 22.910 đồng
Tỷ giá Euro (mua vào – bán ra):
- Vietcombank: 26.512 đồng – 27.630 đồng
- BIDV: 26.342 đồng – 27.442 đồng
- Eximbank: 26.620 đồng – 27.157 đồng
Chốt phiên cuối tuần ngày 13/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.152 đồng.
- Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.975 đồng – 23.797 đồng.
- Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào – bán ra: 26.363 đồng – 27.993 đồng.
Tỷ giá USD (mua vào – bán ra):
- Vietcombank: 22.710 đồng – 22.910 đồng
- VietinBank: 22.705 đồng – 22.905 đồng
- ACB: 22.720 đồng – 22.880 đồng
Tỷ giá Euro (mua vào – bán ra):
- Vietcombank: 26.352 đồng – 27.446 đồng
- VietinBank: 26.362 đồng – 27.82 đồng
- ACB: 26.593 đồng – 26.965 đồng
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá USD thế giới
Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,78 điểm. Tăng 0,58%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Mỹ chỉ tăng 0,5%. Sau khi tăng tới 0,9% trong tháng 6. Đây là mức tăng CPI hàng tháng thấp nhất trong 15 tháng qua. Trong khi CPI cơ bản tháng 7 cũng chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái (CPI cơ bản tháng 6 tăng 4,5%).
CPI sụt giảm mạnh, khiến các nhà đầu tư cho rằng lạm phát Mỹ tăng mạnh có thể chỉ là nhất thời như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED ) đã từng cảnh báo. Điều này có thể sẽ khiến FED tiếp tục trì hoãn thắt chặt chính sách tiền tệ, qua đó sức hấp dẫn của vàng đã gia tăng trở lại. Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi Quốc hội Mỹ nâng, hoặc tiếp tục tạm hoãn trần nợ công. Nếu không, Chính phủ liên bang có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ vào tháng 10. Hoặc tháng 11 tới.
Bộ Tài chính Mỹ chỉ có thể trang trải kinh phí hoạt động cho chính phủ đến thời điểm đó. Đó là chưa kể Bộ Tài chính Mỹ có thể sẽ phải phát hành trái phiếu. Để trang trải kinh phí cho gói hỗ trợ phát triển hạ tầng 1.000 tỷ USD. Và gói an sinh xã hội 3.500 tỷ USD mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua.
Dự báo tỷ giá USD tuần này
Tỷ giá USD suy yếu vào cuối tuần trước áp lực lợi suất trái phiếu chính phủ giảm mạnh. Nhưng kỳ vọng vào đồng bạc xanh đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 tháng. Khi các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang phải kiềm chế các biện pháp chính sách nới lỏng tiền tệ trước cuối năm. Bên cạnh đó, trên thị trường đang xuất hiện những lo lắng mới về mối đe dọa gia tăng từ dịch COVID-19 đến sự phục hồi kinh tế.
Tuần này, tỷ giá USD có thể sẽ chịu tác động đến từ bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Và biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed. Giới đầu tư dường như tiếp tục hy vọng sẽ có thêm các tin tức liên quan đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương từ các sự kiện này.