Hà Nội luôn đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho người dân

Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Gián đốc Sở Công Thương đã có những phát biểu trong buổi họp của Thành ủy Hà Nội ngày 20 tháng 8. Theo bà, dù đã qua gần 2 đợt giãn cách nhưng thành phố vẫn đảm bảo đầy đủ nguồn hàng hóa thực phẩm cần thiết cho người dân. Bên cạnh đó thành phố cũng có các phương án dự phòng để luôn sẵn sàng đáp ứng  trong mọi tình huống. Đồng thời việc phân phối, vận chuyển hàng hóa vẫn được đảm bảo lưu thông ổn định, nguồn hàng hóa dồi dào. Do đó người dân trong thành phố có thể yên tâm, không cần tích trữ thực phẩm.

Nguồn cung hàng hóa luôn đầy đủ

Bà Phương Lan cho biết, quá trình triển khai cũng có vướng mắc khi chợ đầu mối, dân sinh; một số hệ thống cửa hàng tiện lợi dừng hoạt động. Thời điểm cao nhất là 34 chợ, 65 cửa hàng tiện lợi đóng cửa ảnh hưởng đến nguồn cung. Tuy nhiên Thành phố luôn chủ động nguồn cung để bảo đảm đời sống dân sinh, chủ động điều phối hàng hóa theo dự báo dịch bệnh, điều phối xe chở hàng đến địa bàn có tâm dịch, đưa hàng vào hệ thống chợ, hệ thống phân phối. Bên cạnh đó ban hành văn bản quyết định trưng tập 5 địa điểm tại ngoại thành để giãn cách các chợ đầu mối.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Gián đốc Sở Công Thương
Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Gián đốc Sở Công Thương

Đối với doanh nghiệp có hệ thống phân phối, Thành phố luôn chỉ đạo doanh nghiệp dự trự hàng hóa tăng 30% tại các kho hàng. Dự trữ hàng hóa tại quầy kệ tăng 50% để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tại Hà Nội không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng. Việc cung cấp hàng hóa trên địa bàn được bình thường.

Việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa đều đảm bảo

Bà Phương Lan cho biết, đến thời điểm này đã cấp 2.200 xe ô tô. Cấp mã trên 9.000 xe máy vận chuyển hàng hóa. Cấp mã trên 14.000 shipper vận chuyển hàng. Ngoài ra, đã có 8.255 điểm bán bình ổn hàng hóa tăng 7 lần so với chương trình mọi năm. Sở đang tiếp tục phối hợp mở các điểm bán hàng của các quận, huyện, thị xã; bán hàng lưu động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Để tiếp tục phục vụ đa dạng cung cấp thực phẩm, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp tại các quận, huyện thị xã; triển khai bán hàng tại các nhà trọ đông dân cư, tránh người dân di chuyển nhiều. Triển khai bán hàng bằng xe buýt lưu động.

Thành phố vẫn đảm bảo đầy đủ nguồn hàng hóa thực phẩm
Thành phố vẫn đảm bảo đầy đủ nguồn hàng hóa thực phẩm

Qua gần 28 ngày giãn cách, Hà Nội luôn đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa. “Sở Công Thương luôn triển khai các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với tình hình dịch bệnh trong điều kiện tiếp theo. Dù trong tình huống nào vẫn bảo đảm hàng hóa. Người dân hoàn toàn yên tâm không phải tích trữ thực phẩm”, bà Phương Lan cho biết.

Hà Nội hỗ trợ các tỉnh khó khăn tiêu thụ nông sản

Đáng chú ý, Sở Công Thương đã đồng hành cùng Thành đoàn Hà Nội, Câu lạc bộ Doanh nhân Sao đỏ và Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức chương trình “Siêu thị mini 0 đồng- Hà Nội trái tim hồng”. Để hỗ trợ người nghèo, công nhân lao động trên địa bàn Thành phố. Đến nay đã tổ chức 5 siêu thị 0 đồng. Và dự kiến tiếp tục mở thêm 18 điểm trong thời gian tới.

Ngoài việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm dư cung, đang khó khăn trong tiêu thụ.

8 tháng đầu năm đã hỗ trợ tiêu thụ trên 600.000 tấn hàng các loại cho 28 tỉnh, thành phố. Bố trí 24 điểm cố định cho các tỉnh đưa hàng về bán. Hiện nay đang tiếp nhận đề nghị hỗ trợ tiêu thụ của trên 30 tỉnh, thành phố. Với trên 100 mặt hàng nông sản thực phẩm, thủy hải sản…