CTG ngược dòng, khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu đơn vị ngày 23/08

Khác với bức tranh chung của thị trường, CTG đang đón đà mua ròng trở lại của khối ngoại. Mặc cho thị trường đang chịu sức ép lớn từ việc khối ngoại bán ròng nhiều phiên liên tiếp nhằm thận trọng hơn với thị trường, cổ phiếu CTG thu hút khối ngoại mua ròng với giá trị lên đến 33 tỷ đồng chỉ trong phiên giao dịch sáng 23/08 nhờ vậy mà thanh khoản của CTG dẫn đầu nhóm ngân hàng.

Trái ngược với tình hình khả quan của CTG, nhóm cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ cho thấy nhóm này đang là tâm điểm có thể làm cho VN – Index sụt giảm và một số cổ phiếu có thể mất đi vai trò trụ cột trên thị trường. Có thể những thông tin tích cực về tỷ lệ sở hữu ở 3 công ty chứng khoán của Vietinbank là động lực khiến cổ phiếu CTG duy trì ở sắc xanh.

Ngược lại với xu thế chung của nhóm ngân hàng, CTG vẫn đạt thanh khoản 33 tỷ đồng

Cổ phiếu CTG
Sáng ngày 23/08, cổ phiếu CTG của Vietinbank ngược dòng, khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu đơn vị

Sáng nay ngày 23/8, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Trong số 27 mã giao dịch trên 3 sàn chỉ có 2 mã là CTG của VietinBank và NVB của NCB duy trì được sắc xanh liên tục. Cổ phiếu NVB của NCB tăng 3% và đang ở mức 27.900 đồng/cổ phiếu. NVB vẫn là một trong những “sao sáng” trong nhóm ngân hàng kể từ khi ngân hàng này có sự tham gia của nhóm cổ đông mới cũng như lãnh đạo mới.

CTG trong khi đó thu hút sự chú ý ngay từ lúc mở cửa phiên khi chỉ trong thời gian ngắn đã hút được lực mua mạnh từ khối ngoại với lượng mua ròng đã hơn 1 triệu đơn vị, trị giá trên 33 tỷ đồng. Giá CTG tăng 1,3% lên quanh 33.300 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng dẫn đầu nhóm ngân hàng.

Động lực tăng giá của CTG đến từ hàng loạt thông tin tích cực như kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu tại 3 công ty con là công ty chứng khoán, cho thuê tài chính và công ty quản lý quỹ.  Trong đó, với Công ty cho thuê tài chính, Hội đồng Quản trị VietinBank đã chấp thuận kế hoạch chuyển 50% vốn điều lệ (49% cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance và 1% cho nhà đầu tư trong nước). Hiện tại, hồ sơ của thương vụ thoái vốn này đang được chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Và thương vụ này được kỳ vọng sẽ hoàn thành và ghi nhận trong năm 2021.

Tình hình kinh doanh và những kế hoạch tiếp theo của VietinBank

Vietinbank
Vietinbank đang có những kế hoạch ngắn và dài hạn có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu CTG

Với Công ty Cổ phần chứng khoán VietinBank; ngân hàng có kế hoạch chuyển nhượng 25,6% vốn điều lệ trong tương lai. Ngay khi tìm được đối tác cho thương vụ này. VietinBank cũng đang cân nhắc kế hoạch thoái vốn trong tương lai với Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ.

VietinBank cũng đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để chuyển nhượng dự án VietinBank Tower. Đây là dự án được xây dựng với diện tích gần 30.000 m2. Bao gồm 2 tòa 48 và 68 tầng tại Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội. Theo kế hoạch ban đầu, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 10.267 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công năm 2010, được kỳ vọng hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chậm tiến độ.

Ngoài ra, hồi cuối năm 2020 VietinBank và Manulife Việt Nam thông báo đã ký thoả thuận thành lập quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền cho 16 năm. Công ty chứng khoán VNDirect dự đoán VietinBank sẽ nhận được 250 triệu USD phí độc quyền trả trước. Phân bổ ghi nhận trong 5 năm từ cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.