Góc nhìn: Thị trường chứng khoán châu Á đều giảm phiên 26/8

Thị trường chứng khoán Mỹ có liên hệ chặt chẽ với thị trường chứng khoán châu Á và cả thị trường trong nước. Những biến đổi thị trường của phố Wall ảnh hưởng trực tiếp với chỉ số của các thị trường châu Á. Phiên giao dịch ngày 26/8 ghi nhận sự giảm xuống đồng loạt của nhiều thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Chỉ trừ những thị trường Taipei, Mumbai và Bangkok có xu hướng tăng nhẹ. Thị trường chứng khoán Mỹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng. Vì tốc độ hồi phục của nền kinh tế khá chậm sau đại dịch. Nhà đầu tư cần cập nhật diễn biến của thị trường không chỉ ở thị trường trong nước mà còn nhiều thị trường có liên quan. Cập nhật bài viết sau để có những thông số thị trường phiên 26/8.

Diễn biến tình hình thị trường chứng khoán châu Á 26/8

Phiên này, chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu đà giảm tại thị trường khu vực. Khi thị trường Hong Kong mất hơn 1%. Do kết quả kinh doanh kém lạc quan của các công ty công nghệ. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong đã giảm 278,26 điểm (1,08%) xuống lên 22.415,69 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng để mất 38,72 điểm (1,09%) xuống 3.501,66 điểm trong phiên này.

Chứng khoán Nhật Bản
Chứng khoán Nhật Bản phiên 26/8 không hề biến động

Chứng khoán Hàn Quốc kết thúc chuỗi ba ngày tăng vào hôm thứ Năm. Khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) tăng lãi suất lần đầu tiên trong thời gian đại dịch. Phiên này, chỉ số KOSPI tại thị trường Seoul giảm 18,28 điểm (tương đương 0,58%). Và đóng cửa ở mức 3.128,53 điểm.

Trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản hầu như không biến động. Khi giới đầu tư chứng khoán chờ đợi thông tin từ sự kiện của Fed tổ chức tại Jackson Hole. Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo nhích 17,49 điểm (0,06%) lên 27.742,29 điểm. Các thị trường Sydney, Singapore, Wellington, Manila và Jakarta cũng chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, Taipei, Mumbai và Bangkok đi lên.

Triển vọng hồi phục của thị trường

Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào ngày 27/8 (giờ địa phương) tại hội nghị chuyên đề thường niên tổ chức ở Jackson Hole. Nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ sự kiện này để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào về triển vọng chính sách của Fed, trong bối cảnh lạm phát gia tăng và nền kinh tế phục hồi.

Tác động của thị trường
Tác động của nền kinh tế đến thị trường

Fed được cho sẽ bắt đầu điều chỉnh chương trình mua trái phiếu quy mô lớn vào cuối năm nay. Tuy nhiên, sự lan rộng của biến thể Delta và tác động đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ. Đã khiến một số nhà quan sát, thậm chí cả các thành viên của Fed phải suy nghĩ lại về quyết định đó.

Các nhà phân tích cho biết tốc độ và thời gian của đợt thu hẹp quy mô chương trình nói trên sẽ rất quan trọng. Hy vọng về đà phục hồi toàn cầu và các dấu hiệu về đà lây nhiễm COVID-19 chậm. Lại không thắng được nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm chấm dứt các biện pháp hỗ trợ khổng lồ. Thị trường chứng khoán thế giới sẽ phải tiếp tục biến động trong một thời gian dài nữa cho đến khi nền kinh tế ổn định trở lại.

Nhận định của chuyên gia

Chuyên gia Guneet Dhingra tại ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) cho biết khi Fed thực sự công bố kế hoạch điều chỉnh. Ngân hàng trung ương này có thể sẽ cung cấp một số thông tin về tốc độ. Mức độ linh hoạt hoặc không linh hoạt mà họ muốn triển khai trong quá trình. Điều đó có thể cung cấp tín hiệu cho chu kỳ tăng lãi suất – đặc biệt về tốc độ tăng.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/8. Chỉ số VN – Index giảm 8,43 điểm (0,64%) xuống 1.301,12 điểm. Còn chỉ số HNX – Index tăng 0,85 điểm (0,25%) lên 336,85 điểm. Nhà đầu tư vẫn yên tâm vì mức độ dao động thị trường không ảnh hưởng quá lớn đến nguồn vốn.